Hotline: 0987 606 979

 
0    
Nâng tầm trải nghiệm sống
Trang chủ » Tư vấn tiêu dùng » Tin tức kinh tế - xã hội

5 Tips kiềm chế nóng giận với con hiệu quả

Thứ Bảy, 18/09/2021 | 20:38 GMT+7
Thời gian này do giãn cách dịch bệnh covid 19, các bậc phụ huynh phải ở nhà kèm cặp con học online, tâm lý "cáu kính” khi dạy con học là điều khó tránh khỏi. 
Sự bực tức, nóng giận khiến cha mẹ có hành vi mắng chửi, đánh đập con. Điều này không khiến trẻ học tốt hơn, ngoan hơn mà thậm chí còn khiến chúng tổn thương tinh thần rất lơn.
Vậy làm thế nào để không rơi vào tình cảnh này? Cùng tìm hiểu những chia sẻ sau đây nhé!
1.Hít thở thật sâu
Trong bất cứ tình huống nào, khi bắt đầu làm việc gì đó thì một động tác nhỏ là hít thở sâu rất tốt để chúng ta bình tĩnh.
2.Tự nhắc nhở bản thân
Chúng ta rất dễ cáu khi con mắc lỗi, cũng có thể do tâm lý mệt mỏi căng thẳng của bản thân, cũng có khi do kỳ vọng vào con phải như này, như kia…mà chúng ta đánh mất chính khoảng thời gian ngắn ngủi cùng con. Hãy nhớ rằng, trước mặt chúng ta là con trẻ không thể bắt chúng cư xử, hiểu biết như người lớn. Hãy tranh thủ thời gian bên con một cách vui vẻ.

3.Chia sẻ với vợ, chồng hoặc bạn bè cũng có con nhỏ như ta
Việc chia sẻ sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, dễ chịu hơn. Ngoài ra, còn giúp chúng ta có phương án giải quyết tốt hơn nhờ những lời khuyên.
4.Cho phép mình nghỉ ngơi
Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi khiến bạn dễ nổi cáu. Và khi đó, con chỉ cần hỏi nhiều cũng khiến bạn cáu giận. Nếu mệt hãy nghỉ ngơi. Bát đĩa, nhà cửa có thể dọn sau. Hoặc thỉnh thoảng bạn có thể thuê giúp việc theo giờ để giúp bạn việc nhà. Như vậy bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi, có thêm thời gian gần gũi với con và hiểu con hơn.
5.Tìm hiểu nguyên nhân hành động của con
Trong trường hợp trẻ liên tục lặp lại những việc bạn không hài lòng, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thay vì quát tháo bắt trẻ dừng lại. Bạn càng quát tháo đứa trẻ sẽ càng không dừng lại và tăng thêm tính bướng bỉnh. Thường thì nguyên nhân là vì con chúng ta muốn được bạn quan tâm nhiều hơn mà thôi, nhưng đôi khi vì công việc, vì sở thích cá nhân…mà chúng ta chưa có đủ sự nhẫn nại để dành thời gian quan tới con, để hiểu hết con cần gì, muốn gì? Chính chúng ta hay nhìn nhận, đánh giá từ phía suy nghĩ, cảm xúc của ta mà chưa cảm nhận từ phía con.