Đa số mọi người đều cho rằng vật liệu inox sus 304 đều không bị gỉ sét, thậm chí nhiều người thần thánh hóa độ trơ của nó với mọi hóa chất. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều hiểu lầm trong quá trình sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư thế nào qua bài viết dưới đây.
1.Inox sus 304 là gì
Cụm từ Steel Use Stainless 304 được viết tắt là SUS 304 có nghĩa là thép không gỉ mà trong ngôn ngữ hằng ngày chúng ta thường gọi là inox 304. Ký hiệu SUS 304 là thép không gỉ được đặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tổ chức công nghiệp JIS Nhật Bản.
Hiện nay SUS 304 là một trong những loại inox không gỉ có khả năng chống ăn mòn. Thành phần chính của inox gồm 72% Fe, 9% Niken, 18% Crom và một lượng nhỏ thành phần các nguyên tố khác. Tỉ lệ trên được gọi là tỉ lệ vàng giúp đảm bảo kết cấu của thép bền vững cùng lớp màng bảo vệ oxy hóa chắc chắn. Nhờ vậy mà SUS 304 không bị gỉ trong điều kiện thường.
2.Inox sus 304 có bị gỉ sét không?
Nhiều người sử dụng có suy nghĩ rằng SUS 304 không bị gỉ. Điều này cũng đúng nhưng không hoàn toàn đúng vì trên thực tế han gỉ hay hoen ố vẫn có thể bám tại các góc cạnh hoặc bề mặt của sản phẩm được sản xuất từ inox SUS 304 do thói quen để các vết ố bẩn bám lâu và không thường xuyên lau chùi thiết bị. Do vậy ngay cả khi sử dụng các sản phẩm từ SUS 304 để giữ cho chúng được sáng và mới, bền đẹp hơn thì bạn nên thường xuyên vệ sinh 1 tuần 2 lần.
Bên cạnh đó SUS 304 cũng sẽ bị biến đổi chất (hoen gỉ) trong môi trường không có tính oxi hóa như môi trường của axit sunfuric loãng hay axit clohidric…
3.Những trường hợp thực tế gây biến đổi, gỉ sét chậu inox sus 304
- Trong quá trình lắp đặt, sản phẩm chậu chưa sử dụng nhưng lại hứng các loại bụi, dung dịch và axit lắng đọng trong môi trường sửa chữa. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng oxi hóa bề mặt gây ố vàng bề mặt chậu. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng, chỉ dùng nước rửa chén, hoặc bột soda banking ủ trên bề mặt oxi hóa đã làm ẩm trong vài phút, sau đó dùng búi nhám lau dọc theo chiều mài inox vậy là chậu sẽ trắng sạch như ban đầu.
- Cũng có một số trường hợp do dùng nhầm hóa chất tẩy rửa men sứ để tẩy rửa chậu inox sẽ gây hiện tượng cháy đen bề mặt. Chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp dùng Vim, chai tẩy cặn HGO, chai tẩy màu hồng của Thái… đã gây ra hiện tượng này.
Khi sự cố này xảy ra, không có cách nào lấy lại hiện trang ban đầu cho chậu rửa, chỉ có thể dùng soda banking, xà phòng omo để đánh rửa lại để làm mờ đi vệt đen trên chậu.
Hy vọng với những thông tin bên trên quý khách hàng sẽ có thêm thông tin để chăm sóc căn bếp của mình thật tốt.