Hotline: 0987 606 979

 
0    
Nâng tầm trải nghiệm sống
Trang chủ » Tư vấn tiêu dùng

Những lưu ý trong việc thiết kế, bài trí căn bếp

Thứ Ba, 21/04/2020 | 09:11 GMT+7
Những lưu ý trong việc thiết kế, bài trí căn bếp

Bếp là một không gian quan trọng như những không gian khác của ngôi nhà, để mỗi ngày vào bếp là một ngày vui Tiến Phát xin chia sẻ cho quý khách nói chung và chị em nội trợ nói riêng vài lưu ý nho nhỏ sau đây:
1. Nhà bếp nên gần sát phòng ăn
Vị trí của nhà bếp gần sát với phòng ăn là lựa chọn lý tưởng nhất, như vậy mới tiện cho cuộc sống sinh hoạt, nấu nướng xong bài trí nhanh gọn.

2. Trong nhà bếp nên có ánh sáng đầy đủ
Ánh sáng đầy đủ trong nhà bếp đại diện cho tài khí trong nhà dồi dào, ánh sáng không đủ sẽ bất lợi cho vận khí người nhà. Trong nhà bếp nên mở cửa sổ để mặt trời chiếu vào, ánh mặt trời chính là hy vọng. Khi mở cửa sổ vừa bảo đảm đón ánh sáng của nhà bếp, lại có lợi cho tập trung tài khí của gia đình.

3. Chất liệu trang trí nhà bếp nên dễ lau chùi
Nhà bếp nên dùng các chất liệu như gạch sứ, tấm nhựa nhôm, tấm inox để trang trí. Bởi vì nhà bếp có rất nhiều dầu khói, đặc biệt là một số nơi thích phương thức nấu nướng là rán, xào, dầu khói vết bẩn trong nhà bếp nhiều vô cùng. Vì thế, tường bốn phía nên làm bằng những chất liệu dễ lau chùi dầu khói cáu bẩn, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.


Hiện nay, trên thị trường có đủ loại gạch sứ, phải chọn loại dễ làm sạch, bảo dưỡng tốt làm chất liệu thường xuyên sử dụng cho tường nhà bếp. Chất liệu này không sợ ăn mòn PH, bình thường chỉ cần xối nước rửa lau khô là được, duy có gạch sứ phải chú ý trong khe rãnh của nó dễ để lại vết bẩn.

4. Thiết kế kết cấu nhà bếp nên thuận tiện cho việc sử dụng
Không gian của nhà bếp có hạn, vị trí của bếp nấu, cách bài trí chậu nước và kệ tủ, bếp gas đều phải sắp xếp thống nhất. Thiết kế kết cấu bên trong nhà bếp xếp theo trình tự quy trình, suy xét đầy đủ các chức năng cơ bản của nhà bếp là rửa, nấu ăn, chế biến, cất đồ. Chú ý các nhân tố như chiều rộng, độ cao của bàn thao tác và chiều sâu, độ cao của tủ treo, để bảo đảm người nhà làm đồ ăn trong bếp và tính thuận tiện của hoạt động.

5. Nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn
Mặt sàn của nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn hoặc đá có tính chống thấm tốt, những viên đá này an toàn lại bền, còn dễ tẩy rửa. Nhà bếp nhiều nước, còn có dầu mỡ, nếu không dùng gạch sàn chống trơn, có tính chống thấm tốt rất dễ làm người khác bị trượt ngã.

6. Nên thận trọng khi lựa chọn dụng cụ nhà bếp
Dụng cụ nhà bếp không chỉ cần tính bền, hơn nữa lựa chọn về tạo hình, màu sắc cũng phải thận trọng xem xét. Chất liệu mặt ngoài của nó nên có khả năng chống dầu mỡ, khói dầu tốt và đặc tính dễ vệ sinh. Đồng thời luôn giữ cho bề mặt của đồ dùng nhà bếp sạch sẽ, khiến con người khi sử dụng cảm thấy thoải mái.
7. Kích thước của bệ bếp nấu nên vừa phải
Bệ bếp nấu hiện đại bao gồm ba bộ phận là bếp nấu, chậu nước và bàn thao tác, cơ bản đều ở cùng một độ cao. Độ cao và chiều rộng của bệ bếp nên căn cứ theo nguyên lý Công trình học, quá cao hoặc quá thấp đều không được. Độ cao của bệ bếp nên trong khoảng 86-100cm, còn chiều rộng nên ở khoảng 47-62cm. Độ cao và chiều rộng nói tới ở đây đều là mặt hoàn thành của bệ bếp, nghĩa là các tiêu chí sau khi đã xây xong.

Độ cao của bệ bếp phải tính từ độ cao 0 sau khi dán xong gạch mặt sàn lên đến mặt ngang của bệ bếp. Chiều rộng của nó cũng là khoảng cách rộng nhất đường kính của mặt bệ. Nếu viền ngoài của mặt bệ là hình vòng cung, đường kính rộng nhất của nó không quá 62cm, sau đó quá độ cong tự nhiên đến khoảng cách hẹp nhất, đường kính khoảng cách hẹp nhất của nó không nên thấp hơn 47cm.

8. Chậu và vòi rửa bát phải kích thước vừa phải, tiện dụng
Chậu, vòi rửa bát có kích thước to hay nhỏ phù thuộc vào kết cấu diện tích lớn, rộng của bếp và không gian của ngôi nhà, sở thích tùy nhu cầu sử dụng của gia đình: nhà đông người hay ít mà chọn cho phù hợp. Chất liệu cũng phải bền, dễ làm sạch, lau chùi để đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng. Chậu và vòi rửa là vật dụng cần thiết sử dụng lâu dài và cũng góp phần trang trí cho căn bếp thêm phần sống động. Vì vậy, cũng không nên chọn lựa qua loa, sơ sài.

9. Đồ dùng nhà bếp nên sạch sẽ, gọn gàng
Đồ dùng nhà bếp nên lau chùi sạch sẽ, sắp xếp có trật tự. Sau khi nấu và ăn xong phải rửa sạch các đồ dùng, sau đó đặt vào trong tủ kệ, đặt phân loại riêng. Bởi vì nhà bếp sạch sẽ, đồ dùng nhà bếp và đồ bát đĩa dọn xong và cất gọn gàng sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho con người. Người nhà khi nấu cơm sẽ có tâm trạng vui vẻ, tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
10. Nhà bếp nên lắp máy hút mùi
Nhà bếp là nơi nấu nướng các món ăn ngon, trong khi các phương thức nấu nướng thường sinh ra rất nhiều dầu khói làm hun đen tường và trần nhà, ảnh hưởng tới môi trường sống, đồng thời còn xâm phạm vào các đồ điện khí trong nhà. Quan trọng hơn là không khí bị ô nhiễm dầu khói sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Do đó,  nhà bếp phải lắp máy hút mùi để thải dầu khói sinh ra khi nấu nướng ra ngoài phòng.
Cách sử dụng chính xác máy hút mùi đó là chỉ cần bắt đầu nấu nướng sẽ bật lên, cho dù rán, xào hay nấu, hấp, hầm. Khi nấu nướng xong cũng không lập tức tắt máy hút mùi, nên để nó hoạt động thêm 5-6 phút đến khi hoàn toàn thải hết khí còn sót lại trong nhà bếp ra bên ngoài phòng.
Máy hút mùi phải chú ý thường xuyên cọ rửa, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hút mùi và thải khí. Bình thường ở trong nhà có thể dùng một số cách đơn giản để vệ sinh nó, khoảng nửa năm nên mời thợ kỹ thuật tới dỡ ra cọ rửa.

Chúc quý khách có một không gian bếp hoàn hảo!